*/ Mời xem chi tiết hoặc tải văn bản: Tại đây
Công trình đầu mối hồ chứa Tân Mỹ vượt tiến độ
Vượt qua nhiều khó khăn nhất là dịch bệnh Covid-19, đến thời điểm này công trình đầu mối hồ Tân Mỹ đã cơ bản hoàn thành và kịp đưa vào sử dụng cuối năm 2021.
Công trình đa mục tiêu
Ninh Thuận là địa phương khô hạn nhất nước, mặc dù nước vẫn đổ ra biển. Hiện nay Ninh Thuận có 21 hồ với dung tích 194 triệu m3, trong khi đó dòng chảy nước mặt là 1,94 tỷ m3, lượng nước chuyển hàng năm từ thủy điện Đa Nhim xuống tỉnh Ninh Thuận là 0,57 tỷ m3. Tổng nguồn nước từ tất cả các nguồn khoảng 2,51 tỷ m3/năm. Sông Cái là con sông huyết mạch của tỉnh Ninh Thuận có lưu lượng chủ yếu tập trung vào mùa lũ, nhiều đỉnh lũ vượt 5.000m3/s.
Trong khi đó vào mùa kiệt, lưu lượng dòng chảy lại rất nhỏ, như trong giai đoạn đầu tháng 3 vừa qua chỉ dao động từ 2-5 m3/s. Vì vậy các nhà khoa học, các chuyên gia; Bộ NN-PTNT đã quyết định lựa chọn xây dựng hồ chứa Tân Mỹ tại xã Phước Hòa, huyện Bác Ái có dung tích 219 triệu m3 để điều tiết dòng chảy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Ninh Thuận.
Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có tổng mức đầu tư 5.951 tỷ đồng. Là công trình đa mục tiêu, liên tỉnh có ý nghĩa quan trọng, là trái tim của thủy lợi Ninh Thuận được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sâu sát.
Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có các hợp phần chính gồm đập dâng Tân Mỹ cùng hệ thống đường ống kênh có áp dài 29,6 km và Cụm công trình đầu mối hồ Sông Cái. Theo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 7 (Ban 7), đơn vị làm chủ đầu tư cho biết, công tác khảo sát thiết kế Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ được thực hiện từ năm 2008 và được khởi công tháng 8/2010. Tuy nhiên do công trình phải giãn tiến độ, đến năm 2015 mới tái khởi động lại.
Đập dâng Tân Mỹ và hệ thống kênh từ K0-K21,8 hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 2/2020. Cụm đầu mối hồ Sông Cái, gồm 5 đập bê tông kết nối dài 2.770m, cao 66,7m; dung tích 219 triệu m3 và được triển khai đầu năm 2018. Nhiệm vụ chính của Dự án bao gồm: Tưới và tạo nguồn cho 7.480 ha; tiếp nước hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấm tưới 12.800 ha; Tiếp nước 2,5 m3/s cho khu tưới các hồ Cho Mo, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh… cấp nước sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản với lưu lượng 2,56 m3/s.
Đồng thời tạo nguồn cho thủy điện tích năng Bác Ái với công suất 1.200 MW và 2 Nhà máy thủy điện với công suất 24 MW. Ngoài ra Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ còn tạo nguồn tiếp nước cho vùng Nam Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa); Giảm nhẹ lũ hạ du và nuôi trồng thủy sản lòng hồ.
Khắc phục khó khăn hoàn thành đúng tiến độ
Trước những khó khăn không có nước để sản xuất, sinh hoạt của người dân; bức thiết của địa phương, những năm Ninh Thuận bị hạn hán đã gây thiệt hại vô cùng lớn (đợt hạn năm 2015 đến tháng 5/2016, thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng; đợt hạn hán mùa khô 2020 thiệt hại về kinh kế khoảng 740 tỷ đồng).
Cuối tháng 5/2020, lãnh đạo Bộ NN-PTNT về làm việc tại Ninh Thuận đã khẳng định bằng mọi giá phải tích nước công trình đầu mối Tân Mỹ trong năm 2021 để khắc phục hạn hán, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Với sự vào cuộc sâu sát, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN- PTNT, UBND tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua, toàn thể các cán bộ, kỹ sư, công nhân đã miệt mài làm việc 3 ca, mở nhiều đợt thi đua, đặc biệt là đợt thi đua cao điểm 45 ngày đêm đã thi công vượt lũ chính vụ năm 2020.
Đến nay công trình đầu mối đã hoàn thành 98% khối lượng công việc, nhiều hạng mục đã hoàn thành 100%. Theo đó đã đổ 1,13 triệu m3 bê tông các loại, đào đắp 1,45 triệu m3 đất đá, gia công chế tạo 1.265 tấn, lắp đặt 1.513 tấn thiết bị…
Đặc biệt ngày 11/3/2021, công trình được Hội đồng kiểm tra Nhà nước kiểm tra và đồng ý cho phép chặn dòng, tích nước; được Tổ chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và công tác quản lý Dự án. Theo tiến độ; sau chặn dòng, chuyển qua giai đoạn hoàn thiện và đến quý IV năm 2021 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần vào ổn định đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận.
Lãnh đạo Ban 7 cho biết, công trình đầu mối hồ Tân Mỹ được thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn. Trong thời gian qua dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều nơi trong cả nước và diễn biến hết sức phức tạp, các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều động cán bộ kỹ thuật, nhân công vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường dẫn đến chậm tiến độ dự án.
“Tuy nhiên, được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Ninh Thuận, đến nay hồ Tân Mỹ đã tích được gần 60 triệu m3, đồng thời sẽ tích nước đến cao trình 181,3m với dung tích gần 112 triệu m3 sau lũ chính vụ và bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng cuối năm 2021, góp phần chống hạn trong mùa khô năm tới, cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận”, một lãnh đạo Ban 7 cho biết.
Đối với công tác quản lý chất lượng, công trình được thi công đảm bảo theo đúng qui trình, chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế và tiêu chuẩn, qui phạm thi công hiện hành. Các kết quả thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt đạt yêu cầu thiết kế. Đã thực hiện một khối lượng lớn các thí nghiệm sản phẩm đúc mẫu bê tông đầm lăn và bê tông cốt thép trong phòng với tổng số 2.193 tổ mẫu.
Ngoài ra dự án còn có 11 chuyên gia là những nhà khoa học, quản lý đầu ngành và Hội đồng kiểm tra Nhà nước các công trình xây dựng tham gia trong quá trình xây dựng. Đã tổ chức kiểm tra công trình được 7 đợt, trong đó có 1 đợt kiểm tra và rà soát thiết kế kỹ thuật, 6 đợt kiểm tra hiện trường, kiểm tra công tác thi công, kiểm tra công tác chất lượng, quản lý chất lượng và kiểm tra công tác nghiệm thu.
Tháng 2/2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra và đồng ý tích nước từ ngày 15/3/2021, vượt tiến độ 2 tháng so với yêu cầu, kịp đón lũ tiểu mãn góp phần tham gia chống hạn mùa khô năm 2021; kết quả giải ngân 9 tháng đầu năm đạt 66,6% so với kế hoạch vốn được giao.
Ngày 7/10 vừa qua, Cục Quản lý Xây dựng công trình và các chuyên gia phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh Ninh Thuận kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, tiến độ và công tác quản lý chất lượng công trình đầu mối hồ Tân Mỹ. Theo đó tổ chuyên gia đã đánh giá các hạng mục công trình chính thi công đạt yêu cầu theo chỉ dẫn của hồ sơ thiết kế, đập ổn định.
Ông Nguyễn Tài Sơn, chuyên gia của Tổ công tác Cục quản lý Xây dựng công trình cho biết, qua kiểm tra đập Sông Cái được thi công với kỹ thuật rất tốt. Các mẫu khoan trực tiếp tại hệ thống đập đều đạt chuẩn kỹ thuật. Hệ thống thấm thân đập và các lỗ thoát nước hoạt động tốt. Theo thiết kế công trình cho phép lưu lượng thấm là 24 lít/s, hiện nay cao trình tích nước của công trình là 171m tương đương với lưu lượng thấm cho phép 14,18 lít/s nhưng kết quả đo thực tế tổng lưu lượng thấm đo được là 3 lít/s. Do đó, tải trong tác động lên đập nhỏ hơn so với thiết kế, vì vậy hệ số an toàn đập được nâng lên.
TS Nguyễn Đức Thắng, chuyên gia của Tổ công tác cho biết thêm, hệ thống đập Sông Cái có kết cấu các đập là bê tông đầm lăn. Qua kiểm tra các mẫu khoan tại 5 đập, khối lượng bê tông vượt hơn so với quy định. Các chỉ tiêu khối lượng, cường độ chịu nén, chịu kéo và chịu kéo lớp đều đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, hệ số biến động chất lượng của bê tông đập đạt ở mức tốt và rất tốt.
Ông Lưu Anh Tuấn, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận: “Công trình đầu mối Tân Mỹ đang thi công nhưng hệ thống đập dâng Tân Mỹ đã phát huy hiệu quả từ mấy năm nay, hệ thống này đã cung cấp nước tưới trực tiếp và cấp nước bổ sung cho hồ thủy lợi Cho Mo, Thành Sơn, Phước Trung… để tham gia chống hạn trong mùa khô cho các địa phương phía Bắc của tỉnh với diện tích trên 2.000 ha”.
Nguồn: https://nongnghiep.vn/cong-trinh-dau-moi-ho-chua-tan-my-vuot-tien-do-d304710.html
Công trình ‘giải khát’ cho Ninh Thuận chuẩn bị được nghiệm thu
Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có dung tích 219 triệu m3 đã hoàn thành 98% khối lượng. Dự án hoàn thành sẽ tưới cho 7.480 ha vùng hạ lưu, đồng thời cung cấp nước cho nhiều khu vực tỉnh Ninh Thuận.
Ninh Thuận là tỉnh khô hạn nhất nước. Toàn tỉnh có 21 hồ chứa với tổng dung tích hơn 194 m3 thường xuyên thiếu nước vào mùa hạn. Vì vậy, Cụm công trình hồ chứa nước Sông Cái, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, có dung tích lớn hơn 21 hồ chứa hiện có hoàn thành sẽ có vai trò rất lớn đối với tỉnh.
Hệ thống thủy lợi quan trọng của vùng “tiểu sa mạc” Ninh Thuận
Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có tổng vốn đầu tư 5.951 tỷ đồng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Cụm hồ Sông Cái gồm 5 đập dài 2.770m, cao 66m, dung tích 219 triệu m3. Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tưới cho 7.480ha hạ lưu; tiếp nước hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấm, các hồ Cho Mo, Thành Sơn, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh; tạo nguồn cho thủy điện tích năng Bác Ái và 2 Nhà máy thủy điện. Đồng thời tạo nguồn tiếp nước cho vùng Nam Cam Ranh (Khánh Hòa) và giúp giảm nhẹ lũ hạ du và nuôi trồng thủy sản lòng hồ.
Đại diện Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 7 cho biết dự án tái khởi động năm 2018 và sẽ được bàn giao vào cuối năm 2021. Các đập đã thi công đến cao trình đỉnh đập, các hạng mục chính đã được thi công xong, khối lượng đã đạt 98%.
Hiện dự án đang thi công nhà vận hành, hoàn thiện các công việc đã thực hiện. Các tổ đội đang vệ sinh, hoàn thiện các hạng mục để sớm báo cáo Hội đồng kiểm tra Nhà nước các công trình xây dựng nghiệm thu tích nước. Đây là công trình trọng điểm, vì vậy Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã 7 lần vào kiểm tra trong quá trình thi công.
Tháng 3.2021, Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã thống nhất cho dự án tích nước. Hiện hồ đã tích đã 60 triệu m3 nước. Hội đồng kiểm tra Nhà nước sẽ kiểm tra lần cuối vào tháng 12.2021 để cho phép hồ tích nước đến mực nước dâng bình thường. Sau đó, dự án sẽ được bàn giao cho tỉnh Ninh Thuận quản lý và vận hành.
Khẩn trương hoàn thiện dự án để nghiệm thu
Chiều 7.10, đại diện các sở ngành của tỉnh Ninh Thuận đã đi kiểm tra tại công trình dự án. Ghi nhận tại hiện trường, các công nhân đang làm vệ sinh, hoàn thiện hàng lang thu nước của thân đập, nền đập và mặt đập. Mặt hàng lang đáy khô ráo, tường hành lang đang được vệ sinh.
Dịp này, Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 7 đã có buổi làm việc với Sở Xây dựng Ninh Thuận, Sở NN&PTNT, Công ty MTV khai thác công trình thủy lợi và Tổ công tác Cục quản lý Xây dựng Công trình Bộ NN&PTNT về tình hình thi công, chất lượng công trình Cụm Công trình hồ chứa nước Sông Cái.
Ông Nguyễn Tài Sơn – chuyên gia Tổ công tác Cục quản lý Xây dựng Bộ NN&PTNT – cho biết qua kiểm tra đập Sông Cái được thi công với kỹ thuật rất tốt. Các mẫu khoan trực tiếp tại hệ thống đập đều đạt chuẩn kỹ thuật.
Hệ thống quan trắc đo bộ thấm bên trong thân đập, đo nhiệt độ bê tông đặt trên thân và dưới chân đập đều hoạt động trên 90%.
Cùng đánh giá với ông Sơn, ông Nguyễn Đức Thắng – chuyên gia Tổ công tác – cho biết thêm hệ thống đập Sông Cái có kết cấu các đập là bê tông đầm lăn (RCC). Qua kiểm tra các mẫu khoan tại 5 đập, khối lượng thể tích bê tông vượt hơn so với quy định gần 50 kg/m3. Do đó, đập sẽ tăng độ an toàn.
Chuyên gia này đánh giá các chỉ tiêu khối lượng thể tích, cường độ chịu nén, chịu kéo và chịu kéo lớp đều đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, biến động chất lượng của bê tông đập đạt ở mức tốt và rất tốt.
Ông Hồ Ngọc Tiến – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Thuận – đề nghị Ban quản lý dự án chuẩn bị, rà soát đầy đủ các hồ sơ để nghiệm thu; kiểm tra, xử lý lại các vết nứt theo đúng kỹ thuật; xây dựng quy trình vận hành, đánh giá an toàn đập để chuyển giao phù hợp với tình hình địa phương.
Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/cong-trinh-giai-khat-cho-ninh-thuan-chuan-bi-duoc-nghiem-thu-961666.ldo?
C47: Thông báo công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của C47.
*/ Mời xem chi tiết hoặc tải văn bản: Tại đây
Phát động thi đua xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình mở rộng
Ngày 1.10, tại Hòa Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam và liên doanh nhà thầu (Tổng Công ty Xây dựng Trương Sơn, Công ty CP Xây dựng 47, Công ty CP LILAMA 10) đã tổ chức phát động thi đua liên kết xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, phấn đấu hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2024.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng là công trình xây dựng cấp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và trực tiếp chủ trì lễ khởi công ngày 10.1.2021. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình để phát điện; nâng cao khả năng điều tần, ổn định hệ thống điện quốc gia.
Đây cũng là công trình quan trọng quốc gia về an ninh, đòi hỏi mức độ an toàn tuyệt đối trong điều kiện thi công khó khăn do nằm trong thành phố, mặt bằng chật hẹp, giải phóng mặt bằng khó khăn và những ảnh hưởng bởi các vấn đề về an ninh, tác động xã hội.
Tại buổi lễ phát động, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam – Đỗ Đức Hùng – cho biết, ngày 21.5, Tổng Giám đốc Tập đoàn và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định phối hợp với các nhà thầu tổ chức Phong trào thi đua liên kết xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Mục đích nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi để các đơn vị tham gia thi công, đoàn kết, phối hợp cùng nhau nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời khơi dậy ý thức trách nhiệm, ý chí vượt qua khó khăn và tinh thần lao động sáng tạo quyết tâm hoàn thành công trình đúng tiến độ vào năm 2024.
Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng mong muốn toàn thể các đơn vị tham gia thi công, liên doanh các nhà thầu, Ban quản lý dự án phát huy tính sáng tạo, kinh nghiệm để tổ chức thi công hợp lý, tăng năng suất. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị trong và ngoài ngành Điện thực hiện các tiến độ thi công xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình mở rộng theo kế hoạch đề ra. Phong trào thi đua sẽ có nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu xuất hiện tại công trình.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn của phong trào thi đua liên kết, tại buổi lễ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam và liên doanh nhà thầu đã đồng thuận tổ chức thi đua, thống nhất các mốc thời điểm đánh giá, có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất hiện trong các đợt thi đua; thường xuyên phối hợp, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, chăm lo đời sống cho người lao động tham gia xây dựng trên công công trình xây dựng.
- « Previous Page
- 1
- …
- 117
- 118
- 119
- 120
- 121
- …
- 265
- Next Page »